Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Nhiều bác sỹ trên thế giới kêu gọi chấm dứt mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Nhiều bác sỹ đã ký tên thỉnh nguyện tới Hiệp hội Ghép tạng Thế giới (The Transplantation Society) để kêu gọi tổ chức này lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công do chính quyền hậu thuẫn.


Cuối tháng 11 vừa qua, tại Cebu, Philippines, các bác sỹ từ nhiều nước trên thế giới đã tham dự hội nghị ghép tạng châu Á lần thứ 15 (CAST). Nhiều báo cáo khoa học quan trọng đã được tuyên bố, bên cạnh đó, hội nghị cũng tổ chức các diễn đàn về việc ngăn chặn tệ nạn mua bán, mổ cướp nội tạng.

Trung Quốc hiện là một nước có nhiều tai tiếng về tệ nạn mua bán, lừa gạt hay cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ những người vô tội. Do tình trạng khan hiếm tạng, nhiều bệnh nhân từ các nước đã bay đến Trung Quốc, đồng ý trả một số tiền lớn để được ghép tạng mà không cần biết nguồn tạng ấy đến từ đâu.

Bắc Kinh từng biện hộ cho số lượng các ca cấy ghép tăng siêu tốc của nước này bằng cách tuyên bố rằng nguồn nội tạng đến từ các tử tù và nguồn hiến tặng tự nguyện từ công chúng. Tuy nhiên, cả hai nguồn này đều không thể giải thích cho số lượng nội tạng khổng lồ trong ngành cấy ghép, cũng như thời gian chờ đợi rất ngắn để tìm một nội tạng phù hợp.


 Ảnh: Theo tạp chí Lancet, tổ chức Ân xá quốc tế và bộ y tế Trung Quốc.

Lưu ý: Tổng số ca ghép gan và thận trong biểu đồ ở bên phải là tổng của những gì thể hiện trong biểu đồ ở bên trái, theo thống kê từ tạp chí y khoa Lancet. Số tù nhân bị tử hình là con số do Tổ chức Ân xá Quốc tế cung cấp.

Từ năm 1999, số ca cấy ghép tạng ở Trung Quốc tăng đột biến. Trung Quốc tuyên bố rằng hơn 90% các nội tạng được cấy ghép ở Trung Quốc đến từ các tù nhân bị tử hình, nhưng các số liệu thống kê trên biểu đồ cho thấy một khoảng cách lớn đầy nghi vấn.
Sau đó, Trung Quốc tuyên bố chấm dứt lấy nội tạng từ tử tù vào năm 2015 và chỉ sử dụng nguồn nội tạng được hiến tặng tự nguyện. Tuy nhiên, người Trung Hoa vốn coi trọng chuyện “hậu sự” và cho rằng người chết cũng cần có được thân xác nguyên vẹn. Vì vậy, tỷ lệ hiến tạng ở nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới: Cứ một triệu người mới có 2,98 người hiến tạng, Financial Times cho biết thông tin từ một quan chức Trung Quốc vào tháng 3 năm 2017.

Ngoài những điểm bất thường trên, thời gian chờ đợi rất ngắn để có được nội tạng phù hợp ở Trung Quốc cho thấy nước này có một ngân hàng nội tạng gồm những người còn sống có thể bị giết bất cứ lúc nào theo nhu cầu.

Các nhà điều tra quốc tế đã phát hiện các chứng cứ cho thấy kho nội tạng khổng lồ này đến từ những người dân vô tội bị đàn áp ở Trung Quốc. Phần lớn trong số đó là những người tập Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Công gồm 5 bài tập và các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ngoài các học viên Pháp Luân Công ra, các nhóm nạn nhân khác bao gồm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người theo đạo Cơ Đốc.

Ngành cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc bùng nổ cùng thời gian bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì đố kị và lo sợ khi chứng kiến sự ưa uộng của người dân đối với Pháp Luân Công này. Lần lượt theo ước tính của nhà nước và các học viên Pháp Luân Công, có khoảng 70-100 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công sau vài năm được giới thiệu ra công chúng.

Trước tình trạng mổ cướp nội tạng được chính quyền hậu thuẫn ở Trung Quốc, một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền ở Đài Loan đã thành lập Taicot (Taiwan association international care organ transplants), một tổ chức đứng ra kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp, buôn bán tạng và thúc đẩy việc thi hành luật cấm du lịch ghép tạng tới Trung Quốc.

Tại hội nghị ghép tạng châu Á tháng 11 ở Philippines, Taicot đã thành lập 1 gian hàng để phổ biến thông tin về tội ác ở Trung Quốc, và gửi gắm thông điệp tới các bác sỹ trên thế giới: “Hãy cùng chúng tôi chống lại nạn du lịch ghép tạng”.

Là những người có tiếng nói trong xã hội và có ảnh hưởng đến bệnh nhân, các bác sỹ được kỳ vọng sẽ phổ biến thông tin về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, giúp nhiều người nước ngoài không đến Trung Quốc để ghép tạng, và từ đó không trở thành kẻ đồng lõa cho tội ác mà thế giới lên án.

Các bác sĩ tham gia ký tên thỉnh nguyện kêu gọi Hiệp hội Ghép tạng Thế giới có hành động chống lại nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công phi pháp ở Trung Quốc. (Ảnh: Taicot)

Phó giáo sư Hà Phan Hải An, giảng viên khoa Nội, Đại học Y Hà Nội, chụp hình lưu niệm tại gian hàng của Taicot. (Ảnh: Taicot)

Bác sỹ Sarmiento, giám đốc trung tâm hiến và ghép tạng của Philippines, cho biết từ năm 2003 Philippines đã ban hành luật về cấm ghép tạng, chính phủ rất quan tâm đến việc bảo vệ người dân tránh khỏi nạn mua bán nội tạng, và bộ y tế hoàn toàn phản đối nạn mua bán nội tạng. Ông cũng hi vọng các quốc gia châu Á cùng nhau đoàn kết chống lại việc mua bán nội tạng bằng cách ban hành luật trừng phạt tệ nạn đó.

Phó giáo sư, bác sỹ Hà Phan Hải An (giảng viên khoa Nội, Đại học Y Hà Nội) cũng đề cập thêm một vấn nạn về việc ghép tạng từ người chết, liệu bác sỹ đã thực sự cứu chữa người bệnh hết mình hay chưa, hay vì lợi ích nên để họ chết và từ đó lấy tạng ghép cho bệnh nhân khác. Cô cũng cho hay bản thân mình đã ký hiệp ước Istanbul và hoàn toàn phản đối du lịch ghép tạng.

Giáo sư, bác sỹ Sunil Shorff đang trả lời phỏng vấn với Taicot (Ảnh: Taicot)

Giáo sư Sunil Shorff (Đại học Deemed, Ấn Độ) cho biết: “Tôi rất ngưỡng mộ những gì chính phủ Đài Loan đã làm trong việc chống lại nạn mua bán nội tạng. Tôi nghĩ nhiều quốc gia nên tiến hành luật chống mua bán nội tạng và học thêm những gì Đài Loan đang làm. Trong 10 năm qua tôi đã nhiều lần nghe về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại suckhoedoisong.vn. Tôi nghĩ chính phủ các nước nên tác động lên chính quyền Trung Quốc để chấm dứt cuộc bức hại này.”

Các công dân toàn cầu cũng được kêu gọi ký tên thỉnh nguyện tới Liên Hợp Quốc để chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.


Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại suckhoedoisong.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét